Người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi nào để sử dụng tại nơi làm việc?

Xin hỏi người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi nào để sử dụng tại nơi làm việc? - Câu hỏi của Thái Hà (Thái Nguyên)

Người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi nào để sử dụng tại nơi làm việc?

Theo khoản 1 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...

Căn cứ Phụ lục 1 Quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc ban hành ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định Quy định về công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích áp dụng đối với tất cả các cơ sở lao động khác.

Theo đó, người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc gồm các cơ sở vệ sinh gồm:

1. Hố tiêu

2. Hố tiểu

3. Buồng tắm

4. Buồng vệ sinh kinh nguyệt

5. Vòi nước rửa tay

6. Nơi để quần áo

7. Nước uống

Người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc gồm các cơ sở vệ sinh nào?

Người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi nào để sử dụng tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)

Khi nào người sử dụng lao động bắt buộc lắp phòng vắt, trữ sữa mẹ cho người lao động nữ?

Tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
6. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Theo Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 có quy định như sau:

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được quy định như thế nào?

Theo Mục 3 Phần 2 Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ như sau:

Các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.

(1) Vị trí

- Cơ bản:

+ Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, vệ sinh, dễ tiếp cận

+ Nơi có thông khí tốt, không có tiếng ồn lớn hoặc các mối nguy hiểm khác tại nơi làm việc

+ Cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ, thuận tiện đi lại

+ Gần hoặc có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

- Đầy đủ:

+ Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, dễ tiếp cận

+ Nơi có thông khí tốt, yên tĩnh, không có các mối nguy hiểm tại nơi làm việc

+ Ngay tại nơi làm việc của đa số lao động nữ, không quá 5 phút đi bộ

+ Có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

(2) Diện tích

- Cơ bản: Đủ rộng khoảng 6m2 để kê được bàn ghế và 01 tủ lạnh. Nếu để tủ lạnh ở bên ngoài, đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 1,2m x 1,5m, đủ cho 1-2 lao động nữ sử dụng một lúc

- Đầy đủ: Rộng hơn tuỳ theo điều kiện của cơ sở để đủ cho nhiều lao động nữ sử dụng một lúc. Đảm bảo sự riêng tư bằng cách sử dụng rèm, bình phong, vách ngăn hoặc ngăn tủ để tạo không gian riêng (cabin nhỏ) cho từng người

(3) Trang thiết bị

- Cơ bản:

+ Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo

+ Có ổ điện; Có quạt, có đèn chiếu sáng; Có tủ mát riêng; Có ghế ngồi

+ Lao động nữ tự mang máy vắt sữa và dụng cụ trữ sữa

- Đầy đủ:

+ Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo

+ Có bồn để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa trong phòng

+ Có ổ điện tại từng cabin nhỏ; Có điều hòa, có đèn chiếu sáng; Có tủ lạnh riêng, gồm ngăn mát và ngăn trữ đông; Có ghế ngồi thoải mái

+ Có bàn/tủ để đặt hoặc cất máy vắt sữa. Có tủ hoặc móc treo đồ cho lao động nữ khi vào vắt sữa

+ Người sử dụng lao động cung cấp máy vắt sữa bằng tay hoặc bằng điện được đựng trong hộp và được vệ sinh thường xuyên. Số lượng máy vắt sữa tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động tại cơ sở.

+ Có máy hấp để tiệt trùng và sấy dụng cụ

+ Có tài liệu, tranh ảnh hoặc áp phích hướng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa treo tại phòng vắt, trữ sữa

(4) Giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng

- Cơ bản:

Có bảng thông tin, hiển thị 3 nội dung:

+ Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày; do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

+ Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ; do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

+ Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Đầy đủ:

Có bảng thông tin, hiển thị 4 nội dung:

+ Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày; do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

+ Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ; do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

+ Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ

+ Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa mẹ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Tạ Thị Thanh Thảo
4,565 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào