Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?

Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?

Mẫu câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 được tổ chức bởi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đây là một hoạt động thiết thực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động về an toàn vệ sinh lao động, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc an toàn, vệ sinh.

Nội dung cuộc thi tập trung tìm hiểu các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, gồm: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản, tài liệu đã được ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Đề thi được thiết kế gồm 03 phần, cụ thể:

[1] Phần kiến thức (20 câu hỏi trắc nghiệm, được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của Ban Tổ chức Cuộc thi).

[2] Phần dự đoán số người tham dự Cuộc thi (01 câu hỏi).

[3] Phần trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống (gọi chung là bài luận ngắn) về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (không quá 1.000 chữ).

- Mỗi câu hỏi kiến thức có từ 02 đến 05 phương án trả lời, người dự thi chỉ được lựa chọn 01 (một) phương án trả lời đúng nhất.

- Thời gian làm bài thi: tối đa 60 phút.

Dưới đây là mẫu câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024 1000 từ:

*Mẫu câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024 1000 từ chỉ mang tính chất tham khảo!

An toàn lao động là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và quyền lợi người lao động. Là một nữ công nhân trong ngành chế biến tôm xuất khẩu, tôi luôn tự hào được làm việc tại một công ty đặt an toàn lao động (ATLĐ) lên hàng đầu. Nhờ có môi trường làm việc an toàn, hiện đại cùng chế độ đãi ngộ tốt, tôi có thể yên tâm cống hiến sức mình và nâng cao hiệu quả công việc.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công ty đã thành lập Ban kiểm tra ATVSLĐ - phòng, chống cháy nổ: Đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kịp thời phát hiện và xử lý các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn. Đồng thời, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và nâng cao năng suất làm việc. Chú trọng bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy móc để đảm bảo máy móc luôn vận hành trong tình trạng tốt nhất.

Ngoài ra, công ty còn tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người lao động về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phổ biến nội quy, quy chế ATVSLĐ: Giúp người lao động nắm rõ các quy định về an toàn, từ đó thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả.

Nhờ sự quan tâm và đầu tư của công ty cho ATLĐ, môi trường làm việc của tôi và các anh chị em công nhân luôn được đảm bảo an toàn, hiện đại. Điều này giúp chúng tôi yên tâm cống hiến, nâng cao hiệu suất công việc và giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

Là một thành viên của công ty, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo đã luôn quan tâm và tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, hiện đại. Nhờ vậy, chúng tôi có thể yên tâm cống hiến sức mình và góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024?

Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)

Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?

Căn cứ theo Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trong công tác an toàn vệ sinh lao động, Nhà nước có các chính sách như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

- Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền như thế nào đối với an toàn vệ sinh lao động?

Theo Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, đối với an toàn vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền như sau:

- Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Dương Thanh Trúc
24,198 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào