Bản quyền chương trình truyền hình thực tế có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Bản quyền chương trình truyền hình thực tế có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Báo chí 2016, chương trình truyền hình được định nghĩa như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
10. Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.
...
Như vậy, chương trình truyền hình thực tế là tập hợp các tin, báo trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.
Bản quyền chương trình truyền hình thực tế được hiểu kịch bản lên kế hoạch ghi lại mọi chi tiết những yếu tố làm nên một chương trình gồm nhiều các khâu từ lúc lên kịch bản, tiến hành tổ chức,…
Đồng thời theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm như sau:
Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
...
Như vậy, chương trình truyền hình thực tế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định. Việc đăng ký bản quyền chương trình có nghĩa là thực hiện tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu đối với chương trình đó.
Bản quyền chương trình truyền hình thực tế có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình truyền hình thực tế bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình truyền hình thực tế bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
[1] Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin sau:
+ Người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;
+ Thời gian hoàn thành;
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
[2] Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
[3] Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
[4] Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
[5] Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
[6] Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng các điều kiện cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
- Phát hiện tác phẩm có hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;
- Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? 27 tháng 11 là thứ mấy? 27/11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được kéo dài thời gian giữ chức vụ khi có tỷ lệ thành viên lãnh đạo đồng ý là bao nhiêu?
- Đề thi kèm đáp án môn sinh học đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội chi tiết, đầy đủ?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?