Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp được áp dụng theo Mẫu số 05- LĐTL tại Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp:
Tải về mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp:
Hướng dẫn cách ghi:
Chỗ trống số (1): Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận quản lý công việc phải thanh toán cho người lao động.
Chỗ trống số (2):
- Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động.
- Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: liên 1 lưu và liên 2 chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước khi chuyển đến kế toán phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Chỗ trống số (3): Ghi rõ tên đơn vị (hoặc cá nhân) thực hiện số sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Chỗ trống số (4): Ghi rõ số hợp đồng và ngày, tháng, năm ký hợp đồng (nếu có).
Chỗ trống số (5): Điền tên sản phẩm hoặc công việc mà đơn vị (hoặc cá nhân) hoàn thành.
Chỗ trống số (6): Ghi đơn vị tính của sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Chỗ trống số (7): Ghi rõ số lượng của mỗi loại sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Chỗ trống số (8): Ghi rõ đơn giá của mỗi loại sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Chỗ trống số (9): Ghi rõ thành tiền của mỗi loại sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được tự thiết mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành riêng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Điều 9. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
...
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Theo quy định này, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành tại Thông tư 200/2014/TT-BTC là chứng từ kế toán dùng chỉ mang tính chất hướng dẫn và không bắt buộc.
Vậy nên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo có đầy đủ những thông tin theo quy định.
Chữ viết trên phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành có được viết tắt không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Điều 118. Lập và ký chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
...
Như vậy, chữ viết trên phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành tuyệt đối không viết tắt, phải rõ ràng và không tẩy xoá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?