Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2?
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2?
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ do Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức diễn ra trong 03 tuần thi từ ngày 26/4/2024 đến ngày 16/5/2024.
Hiện nay, cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2 đang diễn ra từ 08h00 ngày 03/5/2024 đến 24h00 ngày 9/5/2024.
Tham khảo Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2 dưới đây:
Câu 1: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phân chia sản phẩm, hàng hóa làm mấy nhóm?
A. 01 nhóm
B. 03 nhóm
C. 04 nhóm
D. 02 nhóm
Câu 2: Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào?
A. Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ
B. Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ
C. Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
D. Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Câu 3: Đơn vị đo pháp định không bắt buộc phải sử dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác
B. Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
C. Theo thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Đo lường
D. Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường
Câu 4: Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm nào?
A. 2006
B. 2007
C. 2008
D. 2005
Câu 5: Luật Đo lường phân loại phương tiện đo thành bao nhiêu nhóm nào?
A. 2 nhóm
B. 4 nhóm
C. 3 nhóm
D. Không phân chia
Câu 6: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu trong trường hợp gói thầu nào sau đây:
A. Có thời gian thực hiện dưới 01 năm.
B. Có thời gian thực hiện dài hơn 02 năm.
C. Có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm.
D. Có thời gian thực hiện dài hơn 03 năm.
Câu 7: Ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ là bao nhiêu % trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm?
A. Từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.
B. Từ 5% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.
C. Từ 4% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.
D. Từ 3% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.
Câu 8: Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là:
A. Quỹ tài chính nhà nước từ ngân sách
B. Quỹ tài chính của doanh nghiệp
C. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện các chức năng: Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
D. Quỹ tài chính nhà nước từ ngân sách và ngoài ngân sách
Câu 9: Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào năm nào?
A. 2022
B. 2015
C. 2005
D. 2000
Câu 10: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh là:
A. Thông tin bí mật thu được từ đối thủ cạnh tranh.
B. Bí mật của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh.
C. Mọi bí mật tạo lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp.
D. Thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?
A. Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
B. Kiểm điểm; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.
C. Kiểm điểm; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
D. Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức?
A. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
B. Tận tụy phục vụ nhân dân.
C. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
D. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
Câu 13: Theo Luật Công nghệ cao năm 2008, Bộ nào là Bộ chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao của Nhà nước?
A. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
B. Bộ Tài chính.
C. Bộ Khoa học và Công nghệ.
D. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 14: Theo Luật Công nghệ cao năm 2008, Bộ nào là Bộ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện?
A. Bộ Công Thương.
B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
C. Bộ Khoa học và Công nghệ.
D. Bộ Tài chính.
Câu 15: Luật Công nghệ cao có hiệu lực thi hành khi nào?
A. Ngày 01 tháng 7 năm 2009.
B. Ngày 01 tháng 5 năm 2009.
C. Ngày 01 tháng 7 năm 2009.
D. Ngày 01 tháng 6 năm 2009.
Câu 16: Theo Anh (Chị), có bao nhiêu Hội đồng quốc gia liên quan đến phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; an toàn hạt nhân quốc gia?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 17: Theo Anh (Chị), trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Năng lượng nguyên tử với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó thì áp dụng quy định của Luật nào?
A. Luật Năng lượng nguyên tử
B. Tuỳ từng trường hợp
C. Luật khác
D. Luật Năng lượng nguyên tử và Luật khác
Câu 18: Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ đối với trường hợp đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của 2 bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên thuộc cơ quan nào dưới đây?
A. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
B. Bộ Khoa học và Công nghệ
C. Chính phủ
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Câu 19: Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư do cơ quan, tổ chức nào chủ trì thực hiện?
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Sở Khoa học và Công nghệ nơi thực hiện dự án.
C. Bộ Khoa học và Công nghệ
D. Hội đồng thẩm định nhà nước
Câu 20: Hợp đồng chuyển giao công nghệ thông qua thực hiện dự án đầu tư khi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam (trừ công nghệ hạn chế chuyển giao) đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công thực hiện đăng ký tại đâu?
A. Không phải đăng ký.
B. Đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
C. Đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi thực hiện dự án.
D. Đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ đều được.
Lưu ý: Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là đáp án cuộc thi chính thức từ BTC cuộc thi.
Xem thêm thông tin chi tiết thể lể cuộc thi tại https://thitructuyen.congdoanbokhcn.org/blog/the-le-cuoc-thi-29
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của ngành Khoa học Công nghệ tuần 2? (Hình từ Internet)
Có các đối tượng công nghệ nào được chuyển giao theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các đối tượng công nghệ được chuyển giao.
Theo đó, hiện nay có công nghệ được chuyển giao là các đối tượng sau, bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ;
- Giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật;
- Công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng nêu trên.
Có bao nhiêu phương thức chuyển giao công nghệ hiện nay?
Căn cứ Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các phương thức chuyển giao công nghệ.
Theo đó, hiện nay có 05 phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ;
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?