Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục như thế nào?
Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
Điều 34. Trang phục của luật sư tham gia phiên tòa
1. Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu trang nghiêm, lịch sự, thuận tiện và thống nhất. Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định về mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa.
Căn cứ theo Công văn 116/TA-TKTH năm 2011 có quy định như sau:
Tại Công văn số 277/LĐLSVN ngày 25/10/2011, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thông báo nội dung Nghị quyết số 12/NQ-HĐLSTQ ngày 27/02/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc về trang phục của Luật sư khi tham gia phiên tòa. Theo đó, kể từ ngày 10/10/2011, các Luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa theo mẫu: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất, đeo huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn Luật sư bên ngực trái áo trang phục. Trang phục nói trên được áp dụng chung cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ, riêng mùa hè thì có thể không cần mặc áo veston.
Theo đó, luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục theo mẫu như sau: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất, đeo huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn Luật sư bên ngực trái áo trang phục.
Trang phục trên được áp dụng chung cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ, riêng mùa hè thì luật sư có thể không cần mặc áo veston.
Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian tập sự hành nghề luật sư trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Điều 10. Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư
1. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là 12 tháng, kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đăng ký tập sự; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là 04 tháng; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là 06 tháng.
2. Người tập sự được Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư khi không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị gia hạn của người tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định gia hạn tập sự hành nghề luật sư.
...
Như vậy, thời gian tập sự hành nghề luật sư được xác định như sau:
- Trong điều kiện bình thường: 12 tháng, kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đăng ký tập sự.
- Đối với người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật: 04 tháng.
- Đối với người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên: 06 tháng.
Những người nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, các đối tượng không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đó là:
- Người không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn luật sư gồm:
+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.
+ Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.
- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
- Đang là sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Không thường trú tại Việt Nam.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý.
- Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Các trường hợp dưới đây bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực gồm:
+ Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Nghĩa vụ quân sự 2025: Chú trọng tuyển chọn công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng?
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?
- Ngày 14 tháng 11 là ngày gì? Ngày 14 11 2024 là ngày bao nhiêu âm?