Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam là ngày nào, thứ mấy 2024?
Ngày Truyền thống của luật sư Việt Nam là ngày nào, thứ mấy 2024?
Tại Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 có quy định về ngày truyền thống của luật sư Việt Nam như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”.
Điều 2.
1. Việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại khoản 1, Điều này.
Như vậy, ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 2024 là ngày 10/10/2024 tức rơi vào thứ năm ngày 8/9/2024 âm lịch.
Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam là một ngày đặc biệt, mang ý nghĩa to lớn đối với toàn thể những người làm nghề luật. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua, đồng thời hướng tới tương lai, xây dựng một đội ngũ luật sư ngày càng chuyên nghiệp, tận tâm.
Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam là ngày nào, thứ mấy 2024? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi hành nghề luật sư?
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề luật sư gồm có:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ, việc;
- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư?
Tại khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định 10 trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
(1) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 Luật luật sư 2006;
(2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
(3) Không còn thường trú tại Việt Nam;
(4) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
(5) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
(6) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
(7) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
(8) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
(9) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
(10) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?
- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc BGDĐT bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?