10 việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng theo Bộ quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là gì?
- 10 việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng theo Bộ quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là gì?
- Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có được yêu cầu nhận thêm thù lao từ bị can không?
- Mức thù lao của luật sư được tính dựa trên các căn cứ nào?
10 việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng theo Bộ quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì một trong các nguyên tắc cơ bản trong hành nghề Luật sư là tuân theo Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Theo đó, tại Quy tắc 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng.
Cụ thể 10 việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng đó là:
- Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
- Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
- Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
- Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.
- Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
- Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
- Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.
- Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
- Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
10 việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng theo Bộ quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có được yêu cầu nhận thêm thù lao từ bị can không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Điều 57. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
1. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
...
3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư được thanh toán chi phí tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định về thù lao và các khoản chi phí nêu tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
5. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.
Như vậy, luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng chi trả thù lao và chi chí theo quy định.
Đồng thời, luật sư sẽ không được yêu cầu nhận thêm bất cứ khoản thù lao nào khác từ bị can hoặc thân nhân của họ.
Mức thù lao của luật sư được tính dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Điều 55. Căn cứ và phương thức tính thù lao
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
...
Theo quy định này, mức thù lao của luật sư được tính dựa trên các căn cứ dưới đây:
- Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý.
- Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.
- Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?