Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 với doanh nghiệp đi làm thứ bảy cụ thể ra sao?
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 với doanh nghiệp đi làm thứ bảy cụ thể ra sao?
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo pháp luật về lao động, lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, người lao động được nghỉ mỗi ngày lễ 1 ngày. Năm 2024, ngày 30 tháng 4 rơi vào thứ ba và ngày 1 tháng 5 rơi vào thứ tư.
Do đó, theo lịch thông thường, với đơn vị làm việc thứ bảy, doanh nghiệp sẽ chỉ được nghỉ hai ngày thứ ba và thứ tư và không được nghỉ bù vào các ngày khác.
Như vậy, lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 2024 của doanh nghiệp làm thứ bảy sẽ thực hiện theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động mà không áp dụng lịch nghỉ vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng lịch nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 cho người lao động như tại Công văn 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 đối với công chức, viên chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.
Như vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.
Nếu đơn vị không nghỉ ngày thứ hai, người lao động sẽ được nghỉ chủ nhật (28/4), thứ ba (30/4) và thứ tư (1/5). Ngày thứ hai, 29/4, đi làm bình thường.
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 với doanh nghiệp đi làm thứ bảy cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Người lao động có được thưởng vào ngày lễ 30 tháng 4 năm 2024 hay không?
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng cho người lao động như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, việc thưởng bằng tiền, bằng tài sản hoặc bằng các hình thức khác dành cho người lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Do vậy, để biết chính xác người lao động có được thưởng vào ngày lễ 30 tháng 4 năm 2024 hay không, cần căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa thuận lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nếu trong trường hợp quy chế thưởng của công ty có quy định thưởng lễ 30 tháng 4 năm 2024 thì người lao động vẫn sẽ được thưởng vào dịp lễ này.
Bắt buộc người lao động đi làm vào ngày 30 tháng 4 năm 2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
.....
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động bắt buộc người lao động làm việc vào ngày 30 tháng 4 là ngày nghỉ lễ theo quy định thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?