Phê duyệt mẫu biểu trưng chính thức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
- Phê duyệt mẫu biểu trưng chính thức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
- Biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ý nghĩa gì?
- Yêu cầu kỹ thuật của biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
- Người lao động có được nghỉ lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ hay không?
Phê duyệt mẫu biểu trưng chính thức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Ngày 12 tháng 04 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1005/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quyết định 1005/QĐ-BVHTTDL năm 2024 đã phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Tô Minh Trang (Hà Nội) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mẫu biểu trưng (logo) được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ kể từ ngày Quyết định 1005/QĐ-BVHTTDL năm 2024 được ban hành.
Biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ý nghĩa gì?
Tại Điều 1 của hình ảnh và thông số kỹ thuật mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được ban hành kèm theo Quyết định 1005/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có quy định về ý nghĩa của biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
1. Ý nghĩa của logo
Mẫu logo được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trong nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc. Nền con số 0 là hình tượng chiến thắng của chiến sĩ Điện Biên.
Như vậy, biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như sau:
- Mẫu logo được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Trong nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc. Nền con số 0 là hình tượng chiến thắng của chiến sĩ Điện Biên.
Yêu cầu kỹ thuật của biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Tại Điều 2 của hình ảnh và thông số kỹ thuật mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được ban hành kèm theo Quyết định 1005/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có quy định về yêu cầu kỹ thuật của biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
- Hình ảnh mô phỏng biểu tượng chiến sĩ Điện Biên phất cao lá cờ Quyết chiến Quyết thắng: Được tạo bởi vector trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12, màu đỏ (C:0, M:100,Y:100, K:0), ngôi sao vàng và dòng chữ “Quyết chiến Quyết thắng” trên biểu tượng lá cờ màu vàng (C:0, M: 0, Y:100, K:0).
- Hình tượng con số 70: Được tạo hình với vector thẳng nét đều nhau và được đổ màu trên công cụ Fill Tool/Fountain Fill Dialog (F11) trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12 theo thông số màu dưới đây:
- Có 6 chỉ số màu trong ô Color blend như mẫu đính kèm (theo thứ tự từ trái qua phải) cụ thể như sau:
(C:100, M:20, Y:0, K:0)
(C:40, M:0, Y:0, K:0)
(C:0, M:20, Y:100, K:0) x 2
(C:0, M:97, Y:97, K:0)
(C:0, M:100, Y:100, K:0)
- Nội dung chữ trên logo: 1954 – 2024, CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ màu xanh (C:100, M:20,Y:0, K:0), phông chữ VnBlackH, bảng chữ TCVN3(ABC) trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12.
Người lao động có được nghỉ lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ hay không?
Căn cứ quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định thì ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương không bao gồm ngày nghỉ lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ. Do đó, người lao động vẫn phải làm việc vào ngày này nếu có lịch làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?