Cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần có phải nộp thuế TNCN hay không?
Cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần có phải nộp thuế TNCN không?
Tại điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế cụ thể như sau:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
...
“b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.”
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn cụ thể:
Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
...
2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
...
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
...
Ngoài ra, tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 có nêu cụ thể:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
...
Căn cứ các quy định nêu trên, cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và Luật chứng khoán 2019 được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Theo đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tức cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Như vậy, đối với cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần thì phải nộp thuế TNCN, với mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
Cách tính thuế cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần có phải nộp thuế TNCN hay không? (Hình từ Internet)
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu hay không?
Căn cứ Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về ông ty cổ phần như sau:
Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Như vậy, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Cổ đông nào được tự do thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của cổ đông phổ thông như sau:
Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:
a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sả
...
Như vậy, cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?