Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

Xin cho tôi hỏi: Theo Luật Nhà ở mới nhất hiện nay thì các đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam? (Câu hỏi từ chị Phượng - Hải Phòng).

Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Điều 8. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định về nhà chung cư như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
...

Như vậy, nhà chung cư cũng là một loại nhà ở, do đó có các đối tượng sau được quyền sở hữu nhà ở nói chung và sở hữu nhà chung cư nói riêng tại Việt Nam, bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân trong nước;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?

Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023? (Hình từ Internet)

Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà chung cư được giải quyết bằng hình thức nào?

Căn cứ Điều 43 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về hình thức giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà chung cư như sau:

Điều 43. Giải quyết tranh chấp
1. Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải theo quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan; trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, các tranh chấp về quyền sở hữu nhà chung cư được ưu tiên giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp. Trong trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì được yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp được quản lý như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về quản lý phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp như sau:

Điều 7. Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
....
5. Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì thực hiện quản lý theo quy định sau đây:
a) Trường hợp không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu căn hộ; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì do đơn vị quản lý vận hành quản lý, nếu nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện quản lý.
Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
....

Như vậy, phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp được quản lý như sau:

- Trường hợp không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ: chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này:

+ Trường hợp có đơn vị quản lý vận hành: giao cho đơn vị quản lý vận hành quản lý phần sở hữu chung này;

+ Trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành: Giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc giao cho đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

- Trường hợp phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ:

+ Chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu căn hộ;

+ Phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì do đơn vị quản lý vận hành quản lý, nếu nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện quản lý.

+ Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà: các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý.

Trân trọng!


Nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà chung cư
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ chung cư mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng ủy quyền bán căn hộ chung cư mới nhất năm 2024? Người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn hộ tại một tòa nhà chung cư tại Việt Nam từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp nhà chung cư có được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về chung cư mini mà người dân cần lưu ý từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà chung cư khi nào thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà chung cư
Trần Thị Ngọc Huyền
93 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà chung cư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào