Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không?

Cho tôi hỏi chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không? Mong được giải đáp!

Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không?

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư:

Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư
...
4. Chủ sở hữu căn hộ hoặc chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó hoặc người đang sử dụng nhà chung cư đó tham dự họp và thay mặt chủ sở hữu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư.
Đối với các căn hộ thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả đối với căn hộ chưa có người sử dụng và căn hộ đã có người sử dụng) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu dự họp và thực hiện quyền biểu quyết. Trường hợp các căn hộ đang có người sử dụng mà cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền cho người sử dụng tham gia dự họp thì người sử dụng căn hộ tham dự họp và thực hiện biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư đối với phần diện tích căn hộ đang sử dụng.
...

Theo quy định trên, chủ sở hữu căn hộ ược ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó tham dự họp và thay mặt chủ sở hữu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư.

Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không?Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không? (Hình từ Internet)

Phá dỡ nhà chung cư trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 quy định các trường hợp phải phá dỡ nhà chung cư bao gồm:

- Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

- Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

- Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

- Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây:

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy;

+ Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải;

+ Cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

+ Có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;

- Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Nhà chung cư sử dụng trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 58 Luật Nhà ở 2023 quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư:

Thời hạn sử dụng nhà chung cư
1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi rõ trong văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được tính từ khi nghiệm thu nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...

Theo quy định trên, thời hạn của nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Trân trọng!

Nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà chung cư
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ chung cư mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng ủy quyền bán căn hộ chung cư mới nhất năm 2024? Người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn hộ tại một tòa nhà chung cư tại Việt Nam từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp nhà chung cư có được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ sở hữu căn hộ có được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về chung cư mini mà người dân cần lưu ý từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà chung cư khi nào thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai phải chịu trách nhiệm khi nhà chung cư bị nứt tường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà chung cư
Phan Vũ Hiền Mai
953 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà chung cư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào