Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩ cụ thể về sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, có thể hiểu sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là bảng đặt cố định, được sử dụng để chỉ dẫn cho người dân biết được vị trí đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy hoặc chỉ dẫn các lối thoát hiểm trong trường hợp xảy ra cháy nổ.
Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy thường được đặt ở những vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận, ví dụ: cầu thang bộ, cửa ra vào, thang máy,... trong các tòa nhà hoặc khu vực công cộng để đảm bảo tất cả mọi người khi bước vào sẽ dễ dàng nhìn thấy sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là gì? (Hình từ Internet)
Trên sơ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện những nội dung chỉ dẫn thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định trên sơ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện những nội dung chỉ dẫn như sau:
Điều 5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
[...]
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
[...]
Như vậy, trên sơ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện những nội dung chỉ dẫn cụ thể:
- Đường, lối thoát nạn,
- Vị trí bố trí phương tiện,
- Thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà.
Lưu ý: Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tòa nhà chung cư cao 5 tầng trở lên như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục 3 Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định tòa nhà chung cư cao 5 tầng trở lên là cơ sở do cơ quan Công an quản lý.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tòa nhà chung cư cao 5 tầng trở lên như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?