Cơ sở biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội là gì? Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội do ai bổ nhiệm?
Cơ sở biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND Tp Hà Nội (có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định về cơ sở biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội như sau;
Điều 5. Biên chế công chức, số lượng người làm việc
1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, biên chế sự nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, biên chế sự nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Cơ sở biên chế công chức tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội là gì? Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội do ai bổ nhiệm?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND Tp Hà Nội (có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định về Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội như sau:
Điều 4. Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở và số lượng cấp phó các tổ chức, đơn vị thuộc sở
1. Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở
a) Sở Tư pháp thành phố Hà Nội có Giám đốc và 03 (ba) Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
c) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm thay Giám đốc điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước;
đ) Giám đốc Sở Tư pháp quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
...
Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội về công chứng là gì?
Tại khoản 15 Điều 2 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND Tp Hà Nội (có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội về công chứng như sau:
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; thực hiện đăng ký hành nghề và cấp, cấp lại thẻ công chứng viên, quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng, xóa đăng ký hành nghề, thu hồi thẻ công chứng viên; quản lý tập sự hành nghề công chứng theo quy định pháp luật;
- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố đề án thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng: trình Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng theo quy định pháp luật;
-Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; ghi nhận thay đổi danh sách công chứng viên là thành viên hợp danh và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014;
- Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về công chứng;
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành mức trần thù lao công chứng tại Thành phố;
- Chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trong trường hợp giải thể Phòng công chứng hoặc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?