Bộ trưởng Bộ Công an do ai bổ nhiệm? Cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an phải đạt tiêu chuẩn gì?
Bộ trưởng Bộ Công an do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...
Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
...
Theo đó, sau khi Quốc hội quyết định phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an của Thủ tướng Chính phủ thì Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công an do ai bổ nhiệm? Cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an phải đạt tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an phải đạt tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định như sau:
Điều 22. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an
1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho cá nhân gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét khi sơ kết, tổng kết các đợt thi đua do Bộ Công an phát động hoặc các chuyên đề công tác có phạm vi thực hiện trong toàn lực lượng Công an nhân dân;
b) Lập được thành tích xuất sắc, đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực công tác Công an;
c) Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
Theo đó, cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an phải đạt các tiêu chuẩn dưới đây:
- Gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an .
- Có thành tích xuất sắc được bình xét khi sơ kết, tổng kết các đợt thi đua do Bộ Công an phát động hoặc các chuyên đề công tác có phạm vi thực hiện trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
- Lập được thành tích xuất sắc, đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực công tác Công an.
- Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Theo quy định này, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm các cơ quan là:
- Bộ Công an.
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Công an xã, phường, thị trấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?