19 tháng 4 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 19 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
19 tháng 4 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 19 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hàng năm lấy ngày 19 tháng 4 là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam, cụ thể:
Điều 1. Hàng năm lấy ngày 19 tháng 4 là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Việc xác lập “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” hàng năm nhằm mục tiêu sau:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
- Tuyên truyền, vận động làm cho các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu về nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp nhau hơn, tương hỗ cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Theo lịch vạn niên, ngày 19 tháng 4 năm 2024 tức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 11/3/2024 âm lịch.
19 tháng 4 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 19 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ vào ngày 19 tháng 4 năm 2024 hay không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động có 06 ngày lễ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:
(1) Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)
(2) Tết Âm lịch
(3) Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)
(4) Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)
(5) Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/03 âm lịch)
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày 19 tháng 4 năm 2024 không được xem là một ngày nghỉ lễ tết. Do vậy, người lao động vẫn sẽ đi làm bình thường vào ngày này.
Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ vào ngày này bằng cách sử dụng phép năm (tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc xin nghỉ không lương, nghỉ việc riêng (tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) với người sử dụng lao động.
Cơ quan nào có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 22 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc như sau:
Điều 22. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan công tác dân tộc được tổ chức từ Trung ương, tỉnh và cấp huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc.
Như vậy, Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Ngoài ra, Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?