Người lao động tham gia đình công có bị xử lý kỷ luật không? Mức phạt xử lý kỷ luật người lao động tham gia đình công là bao nhiêu?
Người lao động tham gia đình công có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công:
Điều 208. Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Theo quy định trên, nghiêm cấm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. Vì vậy, người lao động tham gia đình công không bị xử lý kỷ luật nếu cuộc đình công là hợp pháp.
Người lao động tham gia đình công có bị xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Xử lý kỷ luật người lao động tham gia đình công hợp pháp bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động:
Điều 34. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
...
Như vậy, người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công mà cuộc đình công là hợp pháp thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nhận lại người lao động và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp sau:
[1] Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
[2] Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
[3] Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
[4] Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
[5] Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
[6] Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?