Thiết bị dụng cụ đo phổ hồng ngoại gần của sản phẩm sữa gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013?
Thiết bị dụng cụ đo phổ hồng ngoại gần của sản phẩm sữa gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013 (ISO 21543:2006) quy định thiết bị, dụng cụ:
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Thiết bị đo phổ hồng ngoại gần (NIR), dựa trên phép đo sự truyền hoặc phản xạ khuếch tán trong toàn bộ vùng bước sóng hồng ngoại gần từ 700 nm đến 2500 nm hoặc các phân đoạn của chúng hoặc tại các bước sóng được chọn.
Nguyên tắc hoạt động quang học có thể là phân tán (ví dụ: máy đơn sắc cách tử), đo giao thoa hoặc không nhiệt (ví dụ: diot phát quang, diot laze hoặc laze). Thiết bị này cần được trang bị hệ thống thử chẩn đoán độ nhiễu của hệ thống đo quang, độ chính xác của bước sóng và độ chụm của bước sóng (máy quang phổ quét). Độ chính xác của bước sóng cần lớn hơn 0,5 nm và độ lệch chuẩn lặp lại lớn hơn 0,02 nm.
Thiết bị này cần được trang bị hộp đựng mẫu, cho phép đo một thể tích mẫu hoặc có bề mặt đủ lớn để loại trừ được mọi ảnh hưởng do thành phần hóa học hoặc các đặc tính vật lý của mẫu thử không đồng đều. Chiều dài đường quang của mẫu (bề dày của mẫu) trong các phép đo đường truyền cần được tối ưu hóa theo hướng dẫn của nhà sản xuất liên quan đến cường độ tín hiệu để thu được tuyến tính và tỷ lệ tín hiệu/nhiễu lớn nhất. Trong các phép đo phản xạ, để loại trừ các tác dụng làm khô thì cửa sổ thạch anh hoặc vật liệu thích hợp khác cần được phủ một lớp mẫu tương tác.
Cốc đựng mẫu (cuvet) có thể là loại sử dụng nhiều lần hoặc bằng nguyên liệu sử dụng một lần.
5.2. Dụng cụ xay hoặc bào, thích hợp để chuẩn bị mẫu (ví dụ: máy bào thực phẩm dùng cho phomat bán cứng)
Việc thay đổi các điều kiện xay hoặc bào có thể ảnh hưởng đến phép đo NIR.
Theo đó, thiết bị dụng cụ đo phổ hồng ngoại gần của sản phẩm sữa bao gồm:
[1] Thiết bị đo phổ hồng ngoại gần dựa trên phép đo sự truyền hoặc phản xạ khuếch tán trong toàn bộ vùng bước sóng hồng ngoại gần từ 700 nm đến 2500 nm hoặc các phân đoạn của chúng hoặc tại các bước sóng được chọn.
[2] Cốc đựng mẫu (cuvet) có thể là loại sử dụng nhiều lần hoặc bằng nguyên liệu sử dụng một lần.
[3] Dụng cụ xay hoặc bào, thích hợp để chuẩn bị mẫu (ví dụ: máy bào thực phẩm dùng cho phomat bán cứng)
Thiết bị dụng cụ đo phổ hồng ngoại gần của sản phẩm sữa gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013? (Hình từ Internet)
Báo cáo thử nghiệm sản phẩm sửa khi đo phổ hồng ngoại gần có các thông tin nào?
Căn cứ Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013 (ISO 21543:2006) quy định báo cáo thử nghiệm:
13. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn;
d) mọi chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được;
f) giá trị SEP thu được và độ chệch (nếu có ý nghĩa thống kê), ước tính được từ phép thử hiệu năng trên ít nhất 25 mẫu thử (xem Điều 11).
Như vậy, cáo cáo thử nghiệm sản phẩm sửa khi đo phổ hồng ngoại gần có các thông tin sau:
- Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- Phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn;
- Mọi chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
- Kết quả thử nghiệm thu được;
- Giá trị SEP thu được và độ chệch (nếu có ý nghĩa thống kê), ước tính được từ phép thử hiệu năng trên ít nhất 25 mẫu thử.
Các mẫu thử khi đo phổ hồng ngoại gần được chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9663:2013 quy định các mẫu thử khi đo phổ hồng ngoại gần được chuẩn bị như sau:
[1] Phomat
- Trước khi phân tích, loại bỏ lớp cùi hoặc lớp vỏ bên ngoài phomat sao cho thu được mẫu thử đại diện của phomat.
- Chuẩn bị mẫu với dụng cụ thích hợp.
- Trộn nhanh mẫu đã nghiền hoặc đã bào.
- Nếu mẫu không thể nghiền hoặc xay nhỏ thì trộn kỹ mẫu bằng dao.
- Chú ý để không làm thất thoát ẩm.
- Bảo quản mẫu đã chuẩn bị trong vật chứa kín khí cho đến khi phân tích, nên tiến hành trong ngày phân tích.
- Nếu chưa thực hiện được ngay thì phải chú ý bảo quản mẫu đúng cách.
- Nếu được bảo quản lạnh thì phải đảm bảo rằng tất cả ẩm ngưng tụ trên thành trong của vật chứa được trộn đều lại và tạo thành một khối đồng nhất trong mẫu thử.
[2] Sữa bột, whey bột và buttermilk bột
- Trộn kỹ mẫu bằng cách quay và đảo chiều hộp chứa nhiều lần (sau khi chuyển hết mẫu phòng thử nghiệm sang một hộp chứa kín khí thích hợp có dung tích đủ rộng để thực hiện thao tác này, nếu cần).
[3] Bơ
- Khi không cần thiết thì không phải trộn mẫu.
- Nếu phải trộn thì nhiệt độ trộn không được vượt quá 25 oC.
- Bảo quản mẫu đã chuẩn bị trong vật chứa kín khí cho đến khi phân tích, nên tiến hành trong ngày phân tích.
- Nếu chưa thực hiện được ngay quy phải chú ý bảo quản mẫu đúng cách.
- Nếu được bảo quản lạnh thì phải đảm bảo bảo rằng tất cả ẩm ngưng tụ trên thành trong của vật chứa được trộn đều và tạo thành một khối đồng nhất trong mẫu thử.
- Việc giảm khối lượng mẫu thử đã chuẩn bị để thu được mẫu phân tích cần được thực hiện theo các nguyên tắc giảm sai số do lấy mẫu đến mức nhỏ nhất.
- Dùng các kỹ thuật lấy mẫu gia tăng (ví dụ: dùng máng chia mẫu đối với các sản phẩm dạng bột) có thể tốt cho các mẫu không đồng đều.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?