Chính sách mới của Luật Đất đai về hoạt động lấn biển áp dụng từ 01/4/2024?
Quy định nào của Luật Đất đai có hiệu lực từ 01/04/2024?
Căn cứ Điều 252 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 252. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
3. Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết số 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 (sau đây gọi là Luật Đất đai số 45/2013/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025 nhưng có 2 quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2024. Cụ thể, Điều 190 quy định về Hoạt động lấn biển và Điều 248 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp 2017.
Chính sách mới của Luật Đất đai về hoạt động lấn biển áp dụng từ 01/4/2024? (Hình từ Internet)
Chính sách mới của Luật Đất đai về hoạt động lấn biển áp dụng từ 01/4/2024?
Theo Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định hoạt động lấn biển như sau:
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.
(1) Nguyên tắc hoạt động lấn biển:
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;
- Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
(2) Khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền.
(3) Việc giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
(4) Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Luật Đất đai 2024 sửa đổi, bổ sung quy định nào của Luật Lâm nghiệp 2017?
Một số quy định sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp 2017 nổi bật như sau:
(1) Ngoài 04 đối tượng Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đã được quy định trước đó, thì Luật đất đai 2024 bổ sung thêm 01 đối tượng Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng.
(khoản 3 Điều 248 Luật Đất đai 2024)
(2) Bổ sung thêm thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai. So với quy định cũ thì, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với:
+ Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
+ Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
(khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024)
(3) Ngoài ra, còn bổ sung thêm các quy định liên quan đến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu như:
- Nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng (khoản 7 Điều 248 Luật Đất đai 2024);
- Nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng phòng hộ (khoản 8 Điều 248 Luật Đất đai 2024).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?