Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với tài xế Grab, Shipper, bán hàng online từ 2026?
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với tài xế Grab, Shipper, bán hàng online từ 2026?
Đại biểu đề nghị bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội; quy định lộ trình cụ thể áp dụng bảo hiểm bắt buộc đối với tài xế Grap, Shipper, bán hàng online,... cân nhắc thông qua luật này sau khi cải cách tiền lương.
Về bảo hiểm xã hội bắt buộc: Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng, dự thảo Luật quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng khác, thu nhập ổn định thường xuyên là không phù hợp, vì đây là thẩm quyền quản lý nhà nước của Chính phủ.
Trên thực tế, các đối tượng có thu nhập ổn định như lao động công nghệ (tài xế Grap, Shipper, bán hàng online...), số lượng lao động lớn, thu nhập ổn định. Tuy nhiên Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chưa có giải pháp kịp thời để đưa đối tượng này tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Do đó, đề nghị quy định ngay trong dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết, có lộ trình cụ thể áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao đông công nghệ (tài xế Grap; Shipper…) vào năm 2026.
Một số đại biểu cũng đề nghị cần cân nhắc thời điểm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước khi (Kỳ họp thứ 7 tháng 5/2024) hay sau khi (Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024) thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Cải cách tiền lương là chính sách tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực, nhiều lao động trên toàn xã hội, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý những vấn đề phát sinh nếu có, phù hợp với thực tiễn.
“Khi chính sách tiền lương đi vào ổn định thì mới có cơ sở quy định các chính sách về bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm phù hợp, khả thi, tránh vừa thông qua luật đã rà soát, sửa đổi ngay”
Như vậy, dự kiến, từ 2026, thực hiện lộ trình cụ thể áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao đông công nghệ (Grap; Shipper, người bán hàng online …) vào năm 2026.
Thông tin tham khảo: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-bo-quy-dinh-muc-luong-huu-thap-nhat-ap-dung-bao-hiem-bat-buoc-voi-grab-shipper-ban-hang-online-119240328112510848.htm
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với tài xế Grab, Shipper, bán hàng online từ 2026? (Hình từ Internet)
Năm 2024, có bắt buộc sử dụng VssID khi đóng bảo hiểm xã hội không?
Tại Công văn 3717/BHXH-CNTT 2020 có nêu cụ thể như sau:
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc người dân phải sử dụng ứng dụng VssID.
Tuy nhiên, với những tiện ích và lợi ích thiết thực mà nó mang lại, việc sử dụng VssID là vô cùng cần thiết cho người tham gia BHXH, BHYT.
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp dưới 1 tháng có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp dưới 1 tháng thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận thì người lao động vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?