Từ 01/7/2025, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với NSDLĐ là khi nào?
- Từ 1/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động là khi nào?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của NSDLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất là bao nhiêu phần trăm?
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào khi phát hiện người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Từ 1/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động là khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động như sau:
Điều 34. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
[...]
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Luật này, trừ trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận với người lao động về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất.
4. Phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
a) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.
Như vậy, từ ngày 1/7/2025, kể từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành, thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.
Từ 01/7/2025, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với NSDLĐ là khi nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của NSDLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động như sau:
Điều 34. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
[...]
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của NSDLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng sau đây:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Dân quân thường trực.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào khi phát hiện người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 35. Đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phát hiện và đôn đốc bằng văn bản.
Khi phát hiện người sử dụng lao động chậm đóng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật này hoặc trốn đóng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đôn đốc bằng văn bản.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi phát hiện người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đôn đốc bằng văn bản.
Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?