Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?

Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?

Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì?

[1] Lao động trẻ em là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người

Bên cạnh đó, trẻ em được hiểu là người chưa trưởng thành, ở Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi, cụ thể như sau:

Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...

Tóm lại, có thể hiểu người lao động dưới 15 tuổi làm việc theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ thì được xem là lao động trẻ em.

[2] Sử dụng lao động trẻ em là gì?

Sử dụng lao động trẻ em có thể hiểu đơn giản là chủ thể đứng ra sai bảo, chỉ đạo, thuê trẻ em làm việc.

Pháp luật cho phép việc sử dụng lao động trẻ em nhưng nghiêm cấm hành vi bóc lột sức lao động trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 hướng dẫn, bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định vê sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc như sau:

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.
3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?

Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không? (Hình từ Internet)

Khi nào người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động trẻ em?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định để ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

- Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.

Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định về thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc như sau:

- Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…;

- Đối với NSDLĐ là hộ gia đình, cá nhân: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú.

Trân trọng!

Lao động trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lao động trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động trẻ em
Nguyễn Thị Hiền
16,740 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào