Thanh tra Tổng cục có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Thanh tra Tổng cục có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Tổng cục, Cục giúp Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, báo cáo Tổng Cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục trong kế hoạch thanh tra của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Tổng cục thực hiện công tác thanh tra và có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, báo cáo Tổng Cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục trong kế hoạch thanh tra của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý;
- Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng giao;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
Thanh tra Tổng cục có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Quyết định thanh tra vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ do Bộ trưởng giao;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục sẽ thuộc về Chánh Thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra là các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Thanh tra 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?