Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì? Được thực hiện khi nào?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì?
Căn cứ khoản 28 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
28. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.
Theo quy định trên, truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm thông tin về lịch sử sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối của thực phẩm.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm họ mua có nguồn gốc từ đâu, được sản xuất như thế nào và đảm bảo an toàn thực phẩm hay không.
Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm có những lợi ích sau:
- Giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn: Người tiêu dùng có thể biết được thông tin về nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, từ đó lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
- Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp có thể minh bạch hóa thông tin về sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh.
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm, từ đó tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì? Được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Như vậy, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện khi thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
Thực phẩm được thu hồi trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
...
Như vậy, thực phẩm được thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?