Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi: Cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi từ chị Lan Anh - Đồng Nai).

Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu như sau:

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
...
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.
...
11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:

Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
...

Như vậy, người nào có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mà giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm.

Trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm thì người có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định.

- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm:

- Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhân hiệu

- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 96 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về biện pháp xử lý hàng hóa giả mạo nhãn hiệu như sau:

Điều 96. Xử lý hàng hóa xâm phạm
1. Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a) Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 97 của Nghị định này;
b) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 98 của Nghị định này;
c) Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...

Như vậy, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử lý bằng một trong các biện pháp xử lý sau:

- Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại;

- Tiêu hủy;

- Loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa quá cảnh. Nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp thích hợp.

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được xác định giá trị dựa vào căn cứ nào?

Căn cứ Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định giá trị hàng hóa giả mạo như sau:

Điều 95. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm
...
2. Giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;
d) Giá mua của hàng hóa xâm phạm.
3. Giá trị hàng hóa xâm phạm được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc tính theo giá trị của toàn bộ sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp việc áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thì việc định giá do hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyết định.
...

Như vậy, giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ được xác định vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và dựa theo các căn cứ xếp theo thứ tự ưu tiên sau:

- Giá niêm yết;

- Giá thực bán;

- Giá thành của hàng hóa nếu chưa được lưu thông;

- Giá mua của hàng hóa.

Trường hợp áp dụng các căn cứ nêu trên không phù hợp hoặc cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hóa thì giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ do hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyết định.

Trân trọng!

Nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hiệu
Hỏi đáp Pháp luật
Phí gia hạn nhãn hiệu là bao nhiêu? Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu dưới dạng phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Định vị thương hiệu là gì? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì? Tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hiệu
Trần Thị Ngọc Huyền
9,333 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào