Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?

Cho tôi hỏi: Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam có những nội gì? Mong được tư vấn.

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam có những nội gì?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2022/TT-BKHCN, định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam gồm các nội dung như:

- Định mức lao động

+ Là hao phí lao động cần thiết của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham gia vào hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

+ Mức hao phí trong định mức được tính bằng công, mỗi công tương ứng với 8 giờ làm việc, Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp; trong đó, định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

- Định mức máy móc, thiết bị:

+ Là hao phí máy móc, thiết bị được sử dụng trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

+ Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca làm việc, mỗi ca tương ứng với 8 giờ làm việc.

- Định mức vật tư

+ Là hao phí các loại vật tư (giấy, mực in và các loại vật tư khác) cần thiết sử dụng trực tiếp trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

+ Mức hao phí vật tư trong định mức được xác định bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể.

- Các hao phí khác

+ Gồm các chi phí như năng lượng, nhiên liệu, cơ sở hạ tầng và các chi phí trực tiếp khác

+ Được tính và phân bổ cho hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam khi lập đơn giá, dự toán kinh phí.

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam có những nội gì?

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam có những nội gì? (Hình từ Internet)

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp nào?

Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-BKHCN, quy định về phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như sau:

Phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng theo các phương pháp được quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN), bao gồm 02 phương pháp:
1. Phương pháp phân tích, thực nghiệm
Phương pháp phân tích, thực nghiệm là phương pháp xây dựng định mức mà trong đó các tiêu hao về thời gian lao động, thời gian sử dụng máy móc, thiết bị và tiêu hao vật tư để thực hiện các nội dung công việc, phần tử công việc được xác định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật hiện tại của đơn vị. Số liệu quan sát thực hiện trực tiếp tại nơi làm việc và các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí là sở cứ khoa học để phục vụ tính toán các trị số định mức. Căn cứ kỹ thuật của định mức được xác định dựa trên các tài liệu quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị để xem xét và phân tích các nội dung công việc và trị số định mức cần xác định.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những nội dung công việc có chu kỳ thực hiện theo ngày và xuất hiện tại thời điểm tiến hành khảo sát.
2. Phương pháp thống kê tổng hợp
Phương pháp thống kê tổng hợp là phương pháp xây dựng định mức trên cơ sở số liệu thống kê ở thời kỳ trước được tổng hợp và phân tích.
Phương pháp này được sử dụng để tính toán xác định trị số mức đối với những nội dung công việc mà trình tự thực hiện và tiêu hao thời gian lao động không ổn định, chu kỳ thực hiện không phải là hàng ngày và không diễn ra tại thời điểm tiến hành khảo sát.

Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam có thể được xây dựng băng hai phương pháp như sau:

Phương pháp phân tích, thực nghiệm

- Là xây dựng định mức mà trong đó các tiêu hao về thời gian lao động, thời gian sử dụng máy móc, thiết bị và tiêu hao vật tư để thực hiện các nội dung công việc, phần tử công việc được xác định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật hiện tại của đơn vị.

- Số liệu quan sát thực hiện trực tiếp tại nơi làm việc và các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí là sở cứ khoa học để phục vụ tính toán các trị số định mức.

- Căn cứ kỹ thuật của định mức được xác định dựa trên các tài liệu quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị để xem xét và phân tích các nội dung công việc và trị số định mức cần xác định.

Phương pháp thống kê tổng hợp

- Là phương pháp xây dựng định mức trên cơ sở số liệu thống kê ở thời kỳ trước được tổng hợp và phân tích.

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

Điều 6 Thông tư 17/2022/TT-BKHCN, quy định về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như sau:

Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Quy trình thực hiện dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo quy định nêu trên, định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở quy trình thực hiện dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trân trọng!

Nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hiệu
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Định vị thương hiệu là gì? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì? Tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hiệu
Trần Thúy Nhàn
376 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhãn hiệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào