Lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không?

Cho tôi hỏi là lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không? Lễ vọng Phục Sinh 2024 vào ngày nào? Câu hỏi của anh Hoài Việt (Phú Yên)

Lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không?

Lễ vọng Phục Sinh hay còn gọi tắt là Lễ vọng là một nghi thức truyền thống mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng của người Công giáo.

Lễ vọng là biểu tượng cho sự canh thức, thể hiện lòng tin tưởng và hy vọng vào sự chiến thắng của Chúa Giê-su Ki-tô đối với sự chết.

Lễ vọng cũng là thời gian để các tín hữu sám hối, thanh tẩy tâm hồn và chuẩn bị đón mừng sự kiện Phục Sinh.

Lễ vọng được chia thành 4 phần chính:

Phần thứ nhất: Nghi thức thắp Nến Phục Sinh

Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa

Phần thứ ba: Phụng vụ Bí tích

Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể

Có thể thấy, lễ vọng Phục Sinh là một nghi thức quan trọng và mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Công giáo. Là thời gian để các tín hữu tưởng nhớ, suy ngẫm về sự hy sinh và Phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, đồng thời củng cố niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa.

Lễ vọng Phục Sinh có một ý nghĩa to lớn đối với người Công giáo là thế. Nhưng việc đi tham dự lễ Vọng Phục sinh chỉ là điều rất đáng khuyến khích chứ không không phải là bắt buộc.

Vì vậy, nếu trong chính ngày lễ người ta đi dự Thánh lễ là họ đã chu toàn giới luật tham dự Thánh lễ ngày lễ Buộc. Nếu muốn, thay vì dự lễ chính ngày, người ta cũng có thể tham dự lễ buổi chiều áp hay lễ Vọng, như vậy cũng có thể chu toàn luật dự lễ.

Luật Giáo Hội quy định rằng: "Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ" (GL 1248 §1).

Lưu ý: Một số thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không?

Lễ vọng Phục Sinh là gì? Có bắt buộc phải tham dự lễ vọng Phục sinh không? (Hình từ Internet)

Lễ vọng Phục Sinh 2024 vào ngày nào?

Đầu tiên, để biết Lễ vọng Phục Sinh 2024 vào ngày nào thì đầu tiên chúng ta phải biết được trong năm 2024, lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào ngày bao nhiêu.

Theo đó, lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo).

Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Ngày lễ Phục Sinh nhằm vào một Chúa nhật giữa 21 tháng 3 và 25 tháng 4, nghĩa là xét về ngày tháng thì ngày bắt đầu và kết thúc Lễ Phục sinh không cố định, mỗi năm lại có một ngày khác nhau.

Theo đó, lễ Phục Sinh năm 2024 nhằm vào ngày Chúa nhật 31/03/2024 dương lịch. Lễ vọng Phục Sinh sẽ được tổ chức vào buổi tối thứ Bảy tuần Thánh, kéo dài đến gần sáng Chúa nhật Phục Sinh.

Do đó, lễ vọng Phục Sinh 2024 sẽ vào thứ Bảy ngày 30 tháng 3.

Vào ngày lễ vọng Phục Sinh người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Đầu tiên, theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Đồng thời, tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, từ những quy định trên thì khi khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người lao động và phải có các nội dung như thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm, công việc làm thêm.

Tuy nhiên, chỉ những trường hợp làm thêm giờ tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người lao động không được từ chối làm thêm giờ.

Do đó, nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ không được bắt buộc người lao động làm thêm giờ vào này lễ vọng Phục Sinh

Vào ngày lễ vọng Phục Sinh người lao động có được thưởng không?

Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng cho người lao động như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc thưởng bằng tiền, bằng tài sản hoặc bằng các hình thức khác dành cho người lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Nếu trong trường hợp quy chế thưởng của công ty có quyết định về việc thưởng cho nhân viên vào ngày lễ vọng Phục Sinh thì người lao động vẫn sẽ được thưởng vào dịp lễ này.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai: Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 12 bắt đầu vào ngày mấy âm? Xem Lịch tháng 12 âm và dương chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2025 - Lịch vạn niên 2025: Xem lịch âm, lịch dương 12 tháng chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 - 2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
12,077 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào