Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?

Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?

Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua?

Tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

Theo đó, trong 10 năm qua, giá vàng SJC ngày Vía Thần Tài biến động liên tục theo chiều hướng tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đã tăng lên nhiều lần so với thời điểm cách đây 10 năm. Cụ thể:

- Giá vàng SJC năm 2015 giao động từ 32 -35 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2016 giao động từ 32 -33 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2017 giao động từ 36 - 37 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2018 giao động từ 36 -37 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2019 giao động từ 36 -37 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2020 giao động từ 44 -45 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2021 giao động từ 55 - 56 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2022 giao động từ 61 - 62 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2023 giao động từ 75 - 78 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2024 giao động từ 75 - 78 triệu đồng/lượng

- Giá vàng SJC năm 2025 giao động từ 88 - 91 triệu đồng/lượng

Lưu ý: Giá vàng ngày Vía thần tài (SJC) có thể khác nhau tùy thuộc vào thời điểm mua bán. Giá vàng thường biến động theo từng ngày, thậm chí từng giờ. Để nắm bắt được giá vàng tốt nhất, bạn nên theo dõi giá vàng SJC cập nhật hàng ngày trên các trang web uy tín.

* Thông tin Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? chỉ mang tính chất tham khảo.

Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?

Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.

Như vậy, muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

(1) Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệpđược Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

(2) Đối với tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.

- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

07 hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng hiện nay?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 19. Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, 07 hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 14 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vàng hôm nay (07/02/2025) cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ hoàng đạo ngày vía thần tài 2025 vào giờ nào tốt nhất đón may mắn, tài lộc? Khi nào mang theo vàng xuất cảnh nhập cảnh bị cấm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
10 3 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Còn bao nhiêu ngày nữa Giỗ tổ Hùng Vương 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch cúng Thần Tài Thổ địa hàng tháng 2025? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
4 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào