Xem lịch âm tháng 4 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 4 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Xem lịch âm tháng 4 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 4 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Lịch Âm và Lịch Vạn Niên là hai hệ thống thời gian song hành trong đời sống người Việt
Tháng 4 năm 2024 là tháng Đinh Mão, năm Giáp Thìn. Tháng 4/2024 có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/4 dương lịch và kết thúc vào ngày 30/4 dương lịch tương ứng với lịch âm từ ngày 23/02 đến ngày 22/3.
Tháng 4 âm lịch bắt đầu từ ngày 08 tháng 5 dương lịch và kết thúc vào ngày 05 tháng 6 dương lịch năm 2024.
Các ngày lễ trong lịch âm tháng 4 - lịch vạn niên tháng 4 gồm những ngày nào?
Theo dương lịch, tháng 4/2024 sẽ có những ngày lễ sau đây:
[1] Ngày 01/4/2024: Ngày Cá tháng Tư vào thứ Hai
[2] Ngày 05/4/2024: Tết thanh minh vào thứ Sáu
[3] Ngày 09/4/2024: Lễ Phục Sinh năm 2023 vào thứ Ba
[4] Ngày 11/4/2024: Ngày Tết Hàn Thực vào thứ Năm dương lịch (nhằm ngày 03/03/2024 âm lịch)
[5] Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer (từ 14/4 - 15/4 - 16/4 năm 2024 dương lịch) bắt đầu từ thứ 3
[6] Ngày 18/4/2024: Giỗ Tổ Hùng Vương vào thứ Năm dương lịch (nhằm ngày 10/3/2024 âm lịch)
[7] Ngày 23/4/2024: Ngày Rằm tháng 3 âm lịch (15/3/2024) vào thứ Ba
[8] Ngày 30/4/2024: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
[9] Ngày 02/4/2024: Thế giới nhận thức về tự kỷ
[10] Ngày 26/4/2024: Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới
[11] Ngày 25/4/2024: Ngày Thế giới phòng chống sốt rét
[12] Ngày 23/4/2024: Ngày Sách và Bản quyền Thế giới
[13] Ngày 22/4/2024: Ngày Trái đất
[14] Ngày 21/4/2024: Ngày Sách Việt Nam
[15] Ngày 14/4/2024: Ngày Valentine Đen
[16] Ngày 07/4/2024: Ngày Sức khỏe Thế giới
Theo lịch âm tháng 4 năm 2024, có các lễ hội lớn sau:
Ngày đại lễ Phật Đản: 15/4/2024 âm lịch
Xem lịch âm tháng 4 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 4 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? (Hình từ Internet)
Trong năm 2024, người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như về nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, trong năm 2024 có 11 ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
[1] Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
[2] Tết Âm lịch: 05 ngày;
[3] Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
[4] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
[5] Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Lưu ý: Đối với Tết Âm lịch và ngày lễ Quốc khánh hằng năm sẽ còn căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
Doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày lễ, Tết có bị phạt không?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
.....
Đồng thời, căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, theo quy định trên nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết âm lịch sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?