Ngày Khí tượng thế giới 2024 là ngày nào, thứ mấy? Ngày Khí tượng Việt Nam là ngày nào?
Ngày Khí tượng thế giới 2024 là ngày nào, thứ mấy? Ngày Khí tượng Việt Nam là ngày nào?
Theo đó, Ngày Khí tượng thế giới 2024 là ngày 23 tháng 3 năm 2024 rơi vào Thứ Bảy trong tuần. Cụ thể Ngày Khí tượng Thế giới ra đời vào ngày 23/3/1950, kể từ khi Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) có hiệu lực. Công ước này thể hiện sự đóng góp thiết yếu của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia đối với sự an toàn và thịnh vượng của xã hội.
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1821/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 03 tháng 10 hằng năm là Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam (Ngày Khí tượng Việt Nam).
Ngày Khí tượng thế giới 2024 là ngày nào, thứ mấy? Ngày Khí tượng Việt Nam là ngày nào? (Hình từ Internet)
Khí tượng thủy văn là gì? Nhà nước có chính sách nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khí tượng thủy văn 2015 có giải thích khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn. Hiện nay tại Điều 5 Luật Khí tượng thủy văn 2015, đối với hoạt động khí tượng thủy văn, Nhà nước có các chính sách như sau:
[1] Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.
[2] Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
[3] Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.
[4] Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
[5] Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
[6] Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
[7] Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.
[8] Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
Căn cứ lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Khí tượng thủy văn 2015 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 9 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, căn cứ lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm có các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.
- Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước.
- Chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
- Quy hoạch không gian biển quốc gia.
- Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông và chiến lược, kế hoạch khác có liên quan.
- Kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ trước, kết quả hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn và nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan khác.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ về quan trắc, đo đạc, truyền tin, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?