Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?

Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng? Tổ chức cho người khác sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm?

Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?

Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
...

Bên cạnh đó, tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
...

Theo đó, quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015 thì phạm tội khi ngáo đá không phải là tình tiết giảm nhẹ cũng không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, đối với một số tội thì phạm tội khi ngáo đá là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, cụ thể:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 ), cụ thể:

Người nào tham gia giao thông đường sắt trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 84 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?

Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng? (Hình từ Internet)

Tổ chức cho người khác sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người nào có hành vi tổ chức cho người khác sử dụng ma túy đá thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...

Theo đó, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (gọi tắt là người nghiện ma túy) đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng!

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Thiện nguyện khác gì với từ thiện? Làm thiện nguyện nhiều có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người vi phạm lần đầu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm từ thiện nhiều có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhà của người có Huân chương Kháng chiến thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Cần đáp ứng những điều kiện gì để được giảm hình phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Con bệnh nặng thì bố có được hoãn hình phạt tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Mới sinh con có được hoãn hình phạt tù hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Đã bồi thường có bị phạt tù hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Nguyễn Thị Hiền
941 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào