Ngày 2 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ là gì?

Ngày 2 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ như thế nào?

Ngày 2 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ là gì?

Ngày 2 tháng 4 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (Tiếng anh gọi là World Autism Awareness Day). Ý nghĩa của ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ là nhằm mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về hội chứng này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới cứ 160 người thì sẽ có 1 người mắc chứng tự kỷ. Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 200000 người mắc chứng tự kỷ và vẫn đang tăng đều hàng năm.

Cứ mỗi năm đến ngày 2 tháng 4 các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội thường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu để giúp các trẻ em tự kỷ có cơ hội tương tác với các bạn học sinh khác. Đây cũng là dịp để những phụ huynh có con em măc chứng tự kỷ chia sẻ những trăn trở và trao đổi về cách chăm sóc, cũng như cách nuôi dạy con hòa nhập với cộng đồng.

Năm 2024 có bao nhiêu dạng khuyết tật?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Theo đó, năm 2024 có 06 dạng khuyết tật gồm có:

- Khuyết tật vận động;

- Khuyết tật nghe, nói;

- Khuyết tật nhìn;

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

- Khuyết tật trí tuệ;

- Khuyết tật khác theo quy định.

Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH, Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH, thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo dướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật đến Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú

Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp;

- Giấy khai sinh đối với trẻ em;

- Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

Bước 2: Chủ tịch Hội đồng họp và xem xét, đánh giá mức độ khuyết tật

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:

- Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học;

- Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

- Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật;

- Lập Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

Lưu ý:

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại UBND cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Niêm yết, thông báo công khai kết luận

- Trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

- Trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Bước 4: Cấp giấy xác nhận khuyết tật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển huyện Bắc Yên năm 2024 tỉnh Sơn La?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 9 là ngày gì? Ngày 7 tháng 9 là ngày bao nhiêu âm? Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 5 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 9 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 9 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Dân vận chính quyền khéo tỉnh Khánh Hòa năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? Ngày 5 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Độ tuổi của giáo dục phổ thông là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
2,554 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào