Đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo Dự thảo mới nhất?
- Đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo Dự thảo mới nhất?
- Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì?
- Kinh doanh thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất có vi phạm pháp luật không?
Đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo Dự thảo mới nhất?
Bộ Y tế đang dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gồm 76 dược chất, thuốc chứa dược chất gồm:
Số thứ tự | Dược chất, Thuốc chứa dược chất |
1 | 19 Nor-testosteron (tên gọi khác là Nandrolon) |
2 | Amifloxacin |
3 | Aristolochia |
4 | Azathioprin |
5 | Balofloxacin |
6 | Benznidazol |
7 | Besifloxacin |
8 | Bleomycin |
9 | Carbuterol |
10 | Cloramphenicol (Chloramphenicol) |
11 | Clorotrianisen (Chlorotrianisene) |
12 | Clorpromazin (Chlorpromazine) |
13 | Ciprofloxacin |
14 | Clenbuterol |
15 | Clomifen |
16 | Colchicin |
17 | Cysteamin |
18 | Dalbavancin |
19 | Dapson |
20 | Delafloxacin |
21 | Dienestrol |
22 | Diethylstilbestrol (DES) |
23 | Enoxacin |
25 | Fenoterol |
26 | Fexinidazol |
27 | Fleroxacin |
28 | Furazidin |
29 | Furazolidon |
30 | Garenoxacin |
31 | Gatifloxacin |
32 | Gemifloxacin |
33 | Hợp chất Cadmi (Hợp chất Cadmium) |
34 | Isoxsuprin |
35 | Bacitracin Zn (Kẽm bacitracin) |
36 | Levofloxacin |
37 | Lindan (BHC) |
38 | Lomefloxacin |
39 | Methyltestosteron |
40 | Metronidazol |
41 | Moxifloxacin |
42 | Nadifloxacin |
43 | Nifuratel |
44 | Nifuroxim |
45 | Nifurtimox |
46 | Nifurtoinol |
47 | Nimorazol |
48 | Nitrofurantoin |
49 | Nitrofurazon |
50 | Norfloxacin |
51 | Norvancomycin |
52 | Ofloxacin |
53 | Oritavancin |
54 | Ornidazol |
55 | Ospemifen |
56 | Pazufloxacin |
57 | Pefloxacin |
58 | Prulifloxacin |
59 | Raloxifen |
60 | Ramoplanin |
61 | Rufloxacin |
62 | Salbutamol |
63 | Selen (Selenium) |
64 | Secnidazol |
65 | Sitafloxacin |
66 | Sparfloxacin |
67 | Tamoxifen |
68 | Teicoplanin |
69 | Terbutalin |
70 | Tinidazol |
71 | Tím gentian (Tím tinh thể, Gentian Violet) |
72 | Thủy ngân (Mercury) |
73 | Toremifen |
74 | Tosufloxacin |
75 | Trovafloxacin |
76 | Vancomycin |
Lưu ý: Dự thảo vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức.
Đề xuất danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo Dự thảo mới nhất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2018/TT-BYT, nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc thiết yếu đó là:
(1) Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu:
- Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn thuốc, các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; kế thừa danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 6 và tham khảo danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới;
- Phù hợp với chính sách, pháp luật về thuốc, thực tế sử dụng và khả năng bảo đảm cung ứng thuốc của Việt Nam;
- Quy định về cách ghi tên thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu:
+ Không ghi tên riêng của thuốc;
+ Thuốc hóa dược, sinh phẩm: được ghi theo tên chung quốc tế của hoạt chất hoặc hỗn hợp hoạt chất trong công thức thuốc;
+ Vắc xin được ghi theo loại vắc xin hoặc tên thành phần của vắc xin, ví dụ: vắc xin phòng bệnh viêm gan B;
+ Vị thuốc cổ truyền được ghi theo tên của dược liệu gồm tên tiếng Việt thường gọi và tên khoa học. Tên tiếng Việt của dược liệu có thể được gọi bằng tên khác nhưng phải có cùng tên khoa học;
+ Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền): được ghi theo tên tiếng Việt của từng thành phần dược liệu hoặc vị thuốc có trong cùng công thức thuốc.
Trường hợp tên dược liệu, vị thuốc bằng tiếng Việt có các cách gọi khác nhau thì căn cứ vào tên khoa học của dược liệu.
(2) Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục Thuốc thiết yếu:
Thuốc được xem xét lựa chọn vào danh mục thuốc thiết yếu khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tiêu chí chung:
+ Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;
+ Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân.
- Tiêu chí cụ thể:
+ Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiên lựa chọn các thuốc đơn thành phần, nếu là đa thành phần phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn;
+ Vắc xin: ưu tiên lựa chọn vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng; vắc xin mà Việt Nam đã sản xuất được và đã được cấp giấy phép lưu hành; vắc xin dùng cho các dịch lớn; vắc xin dùng để phòng các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng;
+ Thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền), ưu tiên lựa chọn: thuốc được sản xuất tại Việt Nam; Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành; Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận;
+ Vị thuốc cổ truyền ưu tiên lựa chọn: những vị thuốc chế biến từ dược liệu có trong Dược điển Việt Nam; những vị thuốc được chế biến từ các dược liệu đặc thù của địa phương, các vị thuốc được chế biến từ dược liệu thuộc danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp;
+ Thuốc dược liệu: ưu tiên lựa chọn các thuốc dược liệu trong thành phần chứa các dược liệu hoặc hỗn hợp các dược liệu có tên trong Danh mục vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu.
Kinh doanh thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 6 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
...
Như vậy, một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh dược đó là kinh doanh thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất.
Do đó, cá nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất là trái quy định và vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?