Cách tra cứu thông tin kiểm định phòng cháy chữa cháy năm 2024?
Nội dung kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
....
3. Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
....
Như vậy, theo quy định thì nội dung kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm có:
- Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Theo đó, hồ sơ đề nghị kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm có:
- Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tải về của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện;
- Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
- Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
Cách tra cứu thông tin kiểm định phòng cháy chữa cháy năm 2024?
Dưới đây là các bước thực hiện tra cứu thông tin kiểm định phòng cháy chữa cháy:
Bước 1: Truy cập đường link dưới đây để thực hiện kiểm định phòng cháy chữa cháy:
https://tracuu.canhsatpccc.gov.vn/
Bước 2: Chọn hình thức kiểm tra. Có hai hình thức kiểm tra là theo mã tem kiểm định hoặc theo giấy chứng nhận kiểm định phòng cháy chữa cháy.
Bước 3: Tùy thuộc vào hình thức lựa chọn thì nhập mã tương ứng với hình thức đã chọn sau đó nhấn vào "tìm kiếm".
Lưu ý: Hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo!
Cách tra cứu thông tin kiểm định phòng cháy chữa cháy năm 2024? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Căn cứu quy định Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì quy định về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy như sau:
[1] Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.
Bên cạnh đó phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
- Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
- Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
[2] Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại [1].
[1] Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích sau:
- Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
- Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
[1] Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích sau đây:
- Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
- Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?