Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Theo đó, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp có thể được áp dụng cho:

- Sản phẩm công nghiệp: Ví dụ như máy móc, thiết bị, dụng cụ, đồ chơi.

- Sản phẩm thủ công nghiệp: Ví dụ như đồ gốm, đồ mộc, đồ thêu.

- Bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp: Ví dụ như chi tiết máy, phụ kiện xe máy.

Căn cứ Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có tính sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Căn cứ Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

- Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Mức thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 53 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp là số tiền trả như sau:

[1] Chủ sở hữu có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận.

[2] Trường hợp chủ sở hữu và tác giả không có thỏa thuận

- 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp thuế theo quy định.

[3] Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

- Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng kiểu dáng công nghiệp.

- Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp thuế theo quy định.

Trân trọng!

Kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểu dáng công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết kế kiểu dáng của sản phẩm mỹ phẩm có được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ dẫn sai về kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bán hàng vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chủ thể có quyền đăng ký ?
Hỏi đáp pháp luật
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểu dáng công nghiệp
Phan Vũ Hiền Mai
1,463 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào