Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ có trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con không?

Tôi có thắc mắc: Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ có trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con không? (Câu hỏi của chị Vân - Quảng Bình)

Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ có trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như sau:

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
....

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị cụ thể như:

Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
....
2. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
......

Thông qua các quy định trên, trường hợp công ty mẹ và công ty con thực hiện tổ chức quản lý công ty cổ phần theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì phải đảm bảo có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Theo đó, người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ là người đang làm việc cho công ty mẹ cho nên sẽ không được trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con.

Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ có trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con không?

Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ có trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại công ty con không? (Hình từ Internet)

Công ty như thế nào được xem là công ty mẹ?

Căn cứ theo Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:

Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Như vậy, một công ty được xem là công ty mẹ nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty mẹ đối với công ty con có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo quy định Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ đối với công ty con có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.

- Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

- Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

- Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

- Trường hợp hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.

Trân trọng!

Công ty cổ phần
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công ty cổ phần
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần có cần quyết định của Đại hội đồng cổ đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cổ phần không đủ số lượng thành viên tối thiểu có bị giải thể không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần có phải nộp thuế TNCN hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hậu quả pháp lý của việc góp không đủ phần vốn góp đã đăng ký trong công ty cổ phần là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giảm vốn điều lệ công ty cổ phần theo phương thức hoàn trả tiền lại cho cổ đông thì có giới hạn phải trả 1 lần bao nhiêu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cổ phần có bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền quyết định thay đổi mô hình quản trị của công ty cổ phần? Việc thay đổi mô hình quản trị công ty cổ phần có cần phải thông báo công khai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công ty cổ phần
Dương Thanh Trúc
2,650 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào