Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?
Séc là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về séc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
...
Như vậy, séc là một loại giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký trích một số tiền nhất định từ tài khoản của người ký để thanh toán cho người thụ hưởng. Người bị ký phát theo quy định thường là ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán như sau:
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
Như vậy, người ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô thì áp dụng mức phạt tiền bằng 10% mức phạt tiền nêu trên.
Ký phát séc phải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về ký phát séc như sau:
Ký phát séc
1. Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán:
a) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
b) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
c) Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
2. Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.
3. Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
4. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, ký phát séc phải được thực hiện đúng theo các nguyên tắc sau:
- Được phép ký phát séc ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát;
- Không được phép ký phát séc để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, ngoại trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
- Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ký phát séc cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc thì ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
- Ký phát séc cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng;
- Ký phát séc cho người cầm giữ séc thì ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?