Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu?

Cho hỏi mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Ngọc Minh - Tp Nha Trang

Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí như sau:

Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;
b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:

Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Như vậy, trường hợp ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ làm con nuôi ở trong nước thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi.

Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ làm con nuôi là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Theo đó, nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định như sau:

- Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

- Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Người được nhận làm con nuôi là những người nào?

Căn cứ quy định Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:

Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Theo đó, thì người được nhận làm con nuôi là những người sau đây:

- Trẻ em dưới 16 tuổi

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Trân trọng!

Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nuôi con nuôi
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023? Người nhận con nuôi trong nước phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận con nuôi có được nhận nuôi cùng lúc 2 đứa trẻ không? Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi thì đăng ký ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện như thế nào năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận nuôi con nuôi có cần phải làm thủ tục gì không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng bị kết án về tội cướp tài sản có được nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nuôi con nuôi
Đinh Khắc Vỹ
2,594 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nuôi con nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào