Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Theo quy định trên, hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp sau:
+ Cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi;
+ Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi;
+ Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi:
Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo đó, thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ
- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Tiến hành việc lấy ý kiến
- Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;
- Trường hợp nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
- Trường hợp nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
- Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Bước 4: Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan và người nhận con nuôi, người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt.
Bước 5: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
- Gửi giấy chứng nhận Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Bước 6: Người nhận con nuôi nộp lệ phí và nhận kết quả.
Lưu ý: Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.
Mẫu đơn xin nhận xin nhận nuôi con nuôi mới nhất năm 2024?
Căn cứ Mẫu số 04 Phụ lục 2 Danh mục mẫu giấy tờ dùng cho việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP có quy định đơn xin nhận nuôi con nuôi trong nước như sau:
Tải về mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi trong nước mới nhất năm 2024 Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?