Luật Đất đai 2024: Sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự?
Luật Đất đai 2024: Sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản như sau:
Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản
....
4. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có hoặc không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ quy định Điều 246 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 106 như sau:
“4. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà đủ điều kiện nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được cấp giấy chứng nhận mà không thu hồi được giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi hoặc hủy giấy chứng nhận đã cấp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, ở quy định sửa đổi mới tại Luật Đất đai 2024 thì việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất khi thi hành án dân sự sẽ được chi làm hai trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp tài sản thi hành án là là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà đủ điều kiện nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu:
Khi này thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được cấp giấy chứng nhận mà không thu hồi được giấy chứng nhận đã cấp:
Khi này thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi hoặc hủy giấy chứng nhận đã cấp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ở quy định mới này đối với tài sản thi hành án đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người mua hoặc người nhận tài sản thi hành án, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được thu hồi hoặc hủy bỏ.
Luật Đất đai 2024: Sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)
Việc giải tỏa kê biên tài sản trong thi hành án dân sự được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 105 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về giải tỏa kê biên tài sản như sau:
Giải tỏa kê biên tài sản
1. Việc giải tỏa kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;
c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
....
Như vậy, việc giải tỏa kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định;
- Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
- Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định về đình chỉ thi hành án.
Tài sản nào của cá nhân không được tiến hành thi hành án?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tài sản của cá nhân không được tiến hành thi hành án như sau:
- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
- Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
- Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
- Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?