Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất?
- Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất?
- Bổ nhiệm nhân sự từ bên ngoài có cần phải đáp ứng tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan dự kiến bổ nhiệm không?
- Tiêu chuẩn chính trị tư tưởng đối với công chức lãnh đạo, quản lý là gì?
Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất?
Ngày 06/03/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Cụ thể, tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định thời hạn hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước như sau:
(1) Người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng phải hoàn thiện trong thời gian:
+ Trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị kể từ 01/5/2024;
+ Trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ 01/5/2024
Trừ các trường hợp:
- Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị;
- Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước.
(2) Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì:
Tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo thời hạn quy định tại Mục (1).
(3) Trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thì:
Sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo thời hạn tại mục (1).
Lưu ý: Nếu hết thời hạn nêu trên mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn thì xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp.
Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất? (Hình từ Internet)
Bổ nhiệm nhân sự từ bên ngoài có cần phải đáp ứng tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan dự kiến bổ nhiệm không?
Tại Điều 9 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm như sau:
Một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm
1. Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.
2. Trường hợp người giữ chức vụ, chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm.
3. Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định này nhưng không phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định của chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Như vậy, trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ bên ngoài thì không bắt buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan dự kiến bổ nhiệm.
Tiêu chuẩn chính trị tư tưởng đối với công chức lãnh đạo, quản lý là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định tiêu chuẩn chính trị tư tưởng đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
- Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật.
- Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01//5/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?