Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?

Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào? Hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những gì?

Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Phụ lục ban hành kèm Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024, thì trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:

Bước 1: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch

Không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã, người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Khi tiếp nhận vào công chức để bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý thì thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.

Trường hợp cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển về làm cán bộ, công chức cấp xã thì căn cứ vào yêu cầu công tác, cấp có thẩm quyền quyết định điều động về làm cán bộ, công chức cấp huyện trở lên mà không thực hiện theo thủ tục tiếp nhận này.

Bước 2: Hội đồng kiểm tra, sát hạch kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Bước 3: Hội đồng kiểm tra, sát hạch tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận; nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; hình thức sát hạch là vấn đáp. Hội đồng báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.

Bước 4: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận theo thẩm quyền.

Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?

Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 3 Phần 2 Phụ lục ban hành kèm Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2024, thì hồ sơ tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:

- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận.

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức như sau:

Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

Theo đó, người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;

- Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ 6/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xét tuyển công chức chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm phải thực hiện đánh giá công chức là khi nào? Công chức được đánh giá theo các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân công chức cuối năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trúng tuyển công chức không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng phòng Nội vụ là cán bộ hay công chức? Phòng Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
Nguyễn Tuấn Kiệt
87 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào