Đi làm căn cước công dân mặc gì? Có được trang điểm không?
Đi làm căn cước công dân mặc gì? Có được trang điểm không?
Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về việc thu nhận thông tin công dân như sau:
Thu nhận thông tin công dân
Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện như sau:
...
3. Thu nhận vân tay của công dân theo các bước như sau:
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm;
Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.
4. Chụp ảnh chân dung của công dân
Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
...
Theo quy định hiện hành, không có quy định nào cấm việc trang điểm khi chụp ảnh căn cước công dân. Do đó, hoàn toàn có thể trang điểm tuy nhiên không nên trang điểm quá đậm, lòe loẹt, làm mất đi đường nét, đặc điểm riêng nhận dạng trên khuôn mặt ảnh hưởng đến việc đối chiếu sau này.
Ngoài ra, cũng nên lựa chọn trang phục phù hợp khi đi làm căn cước công dân. Nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Đi làm căn cước công dân mặc gì? Có được trang điểm không? (Hình từ Internet)
Các thông tin nào được hiển thị trên thẻ Căn cước công dân?
Căn cứ quy định Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, các thông tin được hiển thị trên thẻ Căn cước công dân gồm có:
- Mặt trước thẻ:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
+ Dòng chữ “Căn cước công dân”;
+ Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú;
+ Ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ:
+ Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
+ Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ;
+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ;
+ Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Cho người khác mượn căn cước công dân có được không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.
2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
Theo đó, cho người khác mượn thẻ căn cước công dân là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?