Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?

Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024? Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước gồm có những gì?

Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?

Để thực hiện rút tiền từ tài khoản ngân hàng tại máy ATM thông qua sử dụng CCCD gắn chip nhanh chóng, thực hiện các bước hướng dẫn như sau:

Bước 1: Chọn hình thức rút tiền

Người dùng lựa chọn chức năng rút tiền không dùng thẻ trên màn hình của máy ATM, sau đó nhấn chọn rút tiền bằng CCCD gắn chip.

Bước 2: Đặt CCCD gắn chip lên máy

Sau khi chọn hình thức rút tiền, người dùng đặt thẻ CCCD gắn chip lên máy đọc thẻ để máy đọc được thông tin được lưu trên thẻ.

Lưu ý: đưa thẻ CCCD gắn chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM bằng cách quay mặt sau (khu vực có gắn chip) và để con chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM.

Bước 3: Xác thực bằng khuôn mặt

ATM sẽ tự động kiểm tra, phân tích và đối chiếu dữ liệu sinh trắc trên CCCD gắn chip với thông tin đã được lưu trữ tại hệ thống ngân hàng. Thời gian xác thực thông tin khách hàng từ 6 - 8 giây.

Khi dữ liệu đã trùng khớp, người dùng nhìn trực tiếp vào camera trên máy, nhấn Tiếp tục để máy thực hiện giao dịch.

Bước 4: Nhập mã PIN

Sau khi hệ thống xác thực thành công, người dùng tiến hành nhập mã PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền.

Bước 5: Rút tiền

Người dùng chọn số tiền cần rút và thực hiện giao dịch như bình thường.

Máy ATM sẽ trả tiền và biên lai giao dịch (nếu có) ngay sau đó. Kết thúc giao dịch, khách hàng nhận lại thẻ CCCD gắn chíp và số tiền đã giao dịch.

Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?

Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024? (Hình từ Internet)

Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không?

Theo Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc mở tài khoản ngân hàng online cụ thể như sau:

Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
b) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin nhận biết khách hàng và phải thực hiện đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán (đối với khách hàng là cá nhân), người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng là tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập);
[...]

Theo đó, khi mở tài khoản ngân hàng online phải xác thực thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân hoặc của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, việc mở tài khoản ngân hàng online không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Tài khoản thanh toán chung;

- Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Tài khoản thanh toán bị phong tỏa theo yêu cầu của tài khoản được không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

Điều 11. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
[...]

Theo đó, tài khoản thanh toán bị phong tỏa theo yêu cầu của tài khoản khi:

- Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;

- Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.

Căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi là bao nhiêu? Làm căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi ở nơi tạm trú được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Số thẻ Căn cước mới có giống số thẻ Căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023 và Dịch vụ Công trực tuyến năm 2024 huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu? Chưa đăng ký khai sinh có làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được sử dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
Tạ Thị Thanh Thảo
325 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào