Các loại báo cáo hằng năm nào mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần khi kết thúc năm tài chính?
- Các loại báo cáo hằng năm nào mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần khi kết thúc năm tài chính?
- Thông tin trình bày trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần phải tuân thủ quy định nào ?
- Mẫu bảng cân đối kế toán sử dụng trong báo cáo tài chính năm của công ty cổ phần?
Các loại báo cáo hằng năm nào mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần khi kết thúc năm tài chính?
Căn cứ Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại báo cáo hằng năm mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông khi kết thúc năm tài chính như sau:
Trình báo cáo hằng năm
1. Kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo sau đây:
a) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty;
b) Báo cáo tài chính;
c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty;
d) Báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát.
...
Như vậy, khi kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải trình Đại hội đồng cổ đông 04 báo cáo hằng năm sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty;
- Báo cáo tài chính;
- Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty;
- Báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát.
Các loại báo cáo hằng năm nào mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần khi kết thúc năm tài chính? (Hình từ Internet)
Thông tin trình bày trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần phải tuân thủ quy định nào ?
Căn cứ Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về yêu cầu đối với thông tin trình bày trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần như sau:
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
1. Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
2. Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
3. Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
4. Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
5. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
Như vậy, thông tin trình bày trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Thông tin phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
- Thông tin phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
Mẫu bảng cân đối kế toán sử dụng trong báo cáo tài chính năm của công ty cổ phần?
Báo cáo tài chính năm của công ty cổ phần yêu cầu phải có 04 loại báo cáo bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính năm của công ty cổ phần được lập theo Mẫu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản trị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?