Sim chính chủ là gì? Cách đăng ký Sim chính chủ tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024?
Sim chính chủ là gì?
SIM chính chủ là SIM đã có đầy đủ thông tin của người dùng thuê bao trên hệ thống di động của nhà mạng. Các nhà mạng xác nhận SIM chính chủ thông qua số chứng minh thư/căn cước công dân mà chủ SIM cung cấp. Việc sử dụng SIM chính chủ giúp nhà mạng có thể quản lý tốt hơn về toàn bộ thuê bao di động trên hệ thống.
Người dùng nên đăng ký SIM chính chủ càng sớm càng tốt, điều này có thể giúp:
- Nhà mạng dễ dàng quản lý các SIM thuê bao tốt hơn từ đó có những biện pháp phòng ngừa và loại bỏ SIM rác
- Dễ dàng làm lại hoặc khóa SIM trong trường hợp SIM điện thoại bị mất
- Được hưởng nhiều quyền lợi, các gói ưu đãi tốt cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng từ nhà mạng
- Đặc biệt đối với những SIM số đẹp, việc đăng ký SIM chính chủ tránh được tình trạng bị mất hoặc bị tranh chấp số điện thoại
- Tránh được các rủi ro kẻ xấu sử dụng số điện thoại làm những chuyện bất hợp pháp
Sim chính chủ là gì? Cách đăng ký Sim chính chủ tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024? (Hình từ Internet)
Cách đăng ký Sim chính chủ tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024?
Hiện nay, các nhà mạng lớn tại Việt Nam như Viettel, MobiFone, Vinaphone và Vietnamobile đều cung cấp dịch vụ đăng ký SIM trực tuyến thông qua ứng dụng, website. Đây là một giải pháp tiện lợi và nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển đến các điểm giao dịch.
Có thể tham khảo cách đăng ký Sim chính chủ tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024 dưới đây:
[1] Đăng ký thông tin SIM qua app MyViettel
Bước 1: Mở ứng dụng My Viettel trên điện thoại > Đăng nhập vào tài khoản
Bước 2: Tại trang chủ ứng dụng, nhấn chọn mục Tiện ích khác > Bấm vào Tiện ích di động > Chọn Đăng ký thông tin
Bước 3: Tại mục Đăng ký thông tin, nhập Số điện thoại và số Serial sim cần đăng ký chính chủ
Bước 4: Chụp ảnh mặt trước, sau CMND/CCCD và ảnh chân dung
Bước 5: Tiếp đến nhấn dấu tích vào “Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn chính xác” > Nhấn chọn ô Ký xác nhận và ký tên > Chọn vào Xác nhận để đăng ký
[2] Đăng ký SIM chính chủ trên ứng dụng MobiFone
Bước 1: Mở ứng dụng My MobiFone và đăng nhập vào tài khoản
Bước 2: Sau khi đăng nhập, nếu bạn không thuộc danh sách cập nhật thông tin theo đợt từ nhà mạng thì bạn không cần cập nhật. Nếu không hiển thị, nhấn chọn Khác > Cập nhật thông tin
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu từ nhà mạng
Bước 4: Kiểm tra lại thông tin và nhấn vào Cam kết > Ký xác nhận > Cập nhật để hoàn tất quá trình đăng ký
[3] Đăng ký SIM chính chủ qua ứng dụng VinaPhone
Bước 1: Mở ứng dụng My VNPT và đăng nhập vào tài khoản
Bước 2: Ở trang chủ, chọn mục Thông tin thuê bao > Nhấn chọn Cập nhật thông tin cá nhân
Bước 3: Nhập các thông tin theo yêu cầu như Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD,...
Bước 4: Nhấn chọn Cập nhật thông tin để hoàn tất quá trình
[4] Đăng ký SIM chính chủ trên website Vietnamobile
Hiện tại, Vietnamobile chưa có ứng dụng chính thức để bạn có thể cập nhật SIM chính chủ. Thay vào đó là bạn có thể cập nhật trên website của nhà mạng này theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập website https://www.vietnamobile.com.vn/tracuutttb
Bước 2: Nhập Số điện thoại sau đó nhấn vào Gửi mã bí mật
Bước 3: Nhập mã OTP đã được gửi tới điện thoại của bạn và nhấn Kiểm tra mã
Bước 4: Nếu thông báo là “Error” thì bạn không cần cập nhật thông tin nữa. Trường hợp còn lại, bạn nhập các thông tin theo yêu cầu thông qua mục Cập nhật thông tin thuê bao. Đặc biệt đừng quên chụp ảnh CMND/CCCD và ảnh chân dung của bạn nhé
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và nhấn Xác nhận sau đó hoàn thành các yêu cầu về cập nhật theo hướng dẫn
Người dùng dịch vụ viễn thông có các quyền nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về các quyền của người sử dụng dịch vụ viễn thông như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
...
Như vậy, người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?