Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?

Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?

Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với mỗi loại tác phẩm như sau:

Mức thu phí đăng ký quyền tác giả

Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 100.000 đồng áp dụng đối với các đối tượng bản quyền sau:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm nhiếp ảnh.

Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 300.000 đồng áp dụng đối với các đối tượng bản quyền sau:

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

- Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 400.000 đồng áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tác phẩm tạo hình;

- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 500.000 đồng áp dụng đối với các đối tượng dưới đây:

- Tác phẩm điện ảnh;

- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 600.000 đồng áp dụng đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

Mức thu phí đăng ký quyền liên quan

Chi phí cho việc Đăng ký bản quyền đối với cuộc biểu diễn được định hình trên:

- Bản ghi âm là 200.000 đồng;

- Bản ghi hình là 300.000 đồng;

- Chương trình phát sóng là 500.000 đồng.

Chi phí cho việc Đăng ký bản quyền đối với:

- Bản ghi âm là 200.000 đồng;

- Bản ghi hình là 300.000 đồng;

- Chương trình phát sóng là 500.000 đồng.

Ngoài ra, cơ quan thu không phải hoàn trả phí đối với những giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả bị thu hồi, hủy bỏ hiệu lực.

Lưu ý: Mức thu được quy định như trên áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả lần đầu. Trường hợp xin cấp lại thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.

Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?

Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nhà nước quản lý như thế nào về nội dung sở hữu trí tuệ?

Căn cứ Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau, gồm:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

- Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

- Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Các đối tượng nào được đăng ký quyền tác giả?

Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả sẽ được phép đăng ký quyền tác giả gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Đinh Thị Ngọc Huyền
7,158 lượt xem
Quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tác giả có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào