Sử dụng pháp luật là gì? Sự khác nhau giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì?
Sử dụng pháp luật là gì?
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình là những hành vi mà pháp luật cho phép. Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật không bắt buộc vì đây là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền và còn dựa vào ý chí, sự lựa chọn một cách chủ động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Ví dụ:
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
...
Theo đó, một cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học và các nghiên cứu khoa học khác.
Bên cạnh đó, cá nhân cũng có quyền không hiến mô, bộ phận cơ thể của mình vì đây là quyền năng pháp lý mà pháp luật trao cho cá nhân. Cá nhân có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện.
Lưu ý: Thông tin về sử dụng pháp luật phía trên chỉ mang tính tham khảo.
Sử dụng pháp luật là gì? Sự khác nhau giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Sự khác nhau giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì?
Sự khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật được phân thành 05 tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật |
Về khái niệm | Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép. | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định. |
Về bản chất | Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. | Mang tính quyền lực nhà nước. Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”. |
Về chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể. | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
Về hình thức thực hiện | Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. | Tất cả các loại quy phạm pháp luật. |
Về tính bắt buộc thực hiện | Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, không bị ép buộc phải thực hiện. | Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn. |
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, một số khoản được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(8a) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(9) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(10) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(11) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(12) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(13) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(14) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
(15) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 16 loại văn bản được đánh số thứ tự từ 01 đến 15. Trong đó, Hiến pháp là văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?