Bài mẫu viết thư upu lần thứ 53 dài 800 từ về môi trường?
Bài mẫu viết thư upu lần thứ 53 về môi trường dài 800 từ?
Cuộc thi viết thư upu lần thứ 53 năm 2024 được tổ chức bởi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) phối hợp với các tổ chức bưu chính quốc gia, trong đó có Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost).
Chủ đề thi viết thư UPU lần thứ 53 năm nay là: "Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa"
Theo đó, một số chủ đề mà học sinh có ham khảo để viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024, cụ thể:
[1] Tương lai của ngành bưu chính:
- Vai trò của UPU trong việc thúc đẩy giao tiếp và kết nối toàn cầu trong tương lai.
- Những công nghệ mới sẽ được áp dụng trong ngành bưu chính trong 150 năm tới.
- Tác động của ngành bưu chính đối với đời sống con người trong tương lai.
[2] Những thay đổi của thế giới trong 150 năm tới:
- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tác động của nó đối với xã hội.
- Những thay đổi về môi trường và biến đổi khí hậu.
- Những vấn đề toàn cầu mà con người phải đối mặt trong tương lai.
[3] Cuộc sống của con người trong tương lai:
- Những thay đổi về lối sống, văn hóa và xã hội.
- Những phát minh mới sẽ thay đổi cuộc sống con người trong tương lai.
- Những ước mơ và hy vọng của bạn cho thế giới trong tương lai.
Dưới đây là bài mẫu viết thư upu lần thứ 53 dài 800 từ về môi trường mà học sinh có thể tham khảo:
Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2024 Bạn thân mến! Hôm nay, tôi viết thư này cho bạn đến từ năm 2024, nơi mà xã hội phát triển với rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, máy móc hiện đại và cũng là một thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường. Khi mà khí hậu ngày càng nóng lên, những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Bầu không khí ô nhiễm bởi khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông và rác thải sinh hoạt. Biển cả bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, đe dọa đến sự sống của các sinh vật biển. Rừng thì bị tàn phá, diện tích thu hẹp, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Tất cả những điều này đều là những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng môi trường đang ngày càng tồi tệ. Chúng tôi đã cố gắng khắc phục hậu quả về bảo vệ môi trường đến mức thấp nhất. Các quốc gia trên thế giới cũng đang chung tay hành động để bảo vệ môi trường. Nhiều sáng kiến và giải pháp được triển khai để giảm thiểu khí thải nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mỗi cá nhân cũng đang nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không biết khi nào cuộc chiến bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta sẽ ngừng lại. Chính vì vậy tôi mong và tin tưởng rằng các bạn trong tương lai sẽ tiếp nối những nỗ lực này. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bạn sẽ có những công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề môi trường. Với ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, các bạn sẽ chung tay xây dựng một thế giới xanh - sạch - đẹp cho thế hệ mai sau. Cuối cùng là lời nhắn nhủ của tôi gửi đến với mọi người. Hãy trân trọng và yêu quý môi trường sống của chúng ta. Hãy chung tay hành động để bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay để cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng cho chính chúng ta và cho thế hệ mai sau. Và hãy biến những hành động nhỏ bé thành những thay đổi lớn lao để bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Thân ái, [Tên của bạn] |
Bài mẫu viết thư upu lần thứ 53 dài 800 từ về môi trường? (Hình từ Internet)
Môi trường là gì? Nhà nước có các chính sách nào để bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có giải thích: "Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên"
Theo đó, tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hiện nay Nhà nước có các chính sách nào để bảo vệ môi trường như sau:
[1] Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
[2] Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
[3] Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
[4] Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
[5] Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
[6] Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
[7] Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
[8] Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
[9] Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
[10] Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
[11] Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian báo cáo công tác bảo vệ môi trường là khi nào?
Căn cứ tại Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời gian báo cáo công tác bảo vệ môi trường được xác định như sau:
Cơ quan báo cáo | Cơ quan cần báo cáo | Thời gian báo cáo |
Ủy ban nhân dân cấp huyện | Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Trước ngày 31 tháng 01 |
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế | Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Trước ngày 31 tháng 01 |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường | Trước ngày 15 tháng 02 |
Bộ, cơ quan ngang Bộ | Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường | Trước ngày 15 tháng 02 |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?